Ô tô điện tốc độ 400 dặm/giờ
Buckeye Bullet 2.5 đạt vận tốc 307 dặm/giờ
Đến nay mới chỉ có chín mẫu ô tô chạy xăng vượt qua vận tốc 400 dặm/giờ. Tuy vậy có những nhà sáng chế đang cố gắng thiết kế, chế tạo được loại ô tô chạy điện vượt giới hạn này.
Những người ôm ấp ý tưởng thiết kế chế tạo ô tô chạy điện vận tốc cực cao không phải là các công ty sản xuất ô tô có lực lượng kỹ thuật và tài chính hùng hậu. Đó là những chàng trai trẻ đang còn ngồi trên ghế trường đại học.
R.J. Kromer là một thí dụ. Hồi học năm thứ nhất Đại học Bang Ohio, một hôm khi đang đến trường dự giờ toán, anh chợt bị thu hút bởi tấm biển quảng cáo của một nhóm các nhà kỹ thuật trẻ thiết kế loại ô tô chạy pin nhiên liệu. Kromer lập tức nộp đơn tham gia nhóm này. Ngay sau đó, anh được mời tới Trung tâm nghiên cứu ô tô (Center for Automotive Research, CAR) của nhà trường. Phần lớn nhóm tác giả của mấy loại xe đua chạy bằng nhiên liệu thay thế (alternative-fuel race cars) xê-ri Buckeye Bullet từng lập kỷ lục thế giới đều là những chàng sinh viên mặt búng ra sữa.
Phẩm chất đầu tiên Kromer được kiểm tra là tinh thần phụng sự công việc. Mấy tháng đầu, Kromer chỉ lo thu dọn phòng làm việc, xếp sắp dụng cụ thiết bị, quét dọn nhà xưởng, lau chùi máy móc. Trong quá trình đó, anh mầy mò, học hỏi các bạn cũ, nhờ họ hướng dẫn tìm hiểu các mạch điện, hệ thống điều khiển và nhiều thứ khác. Một thời gian sau, Kromer thấy những thứ mình học được ở đây còn nhiều hơn ở nhà trường. Đến năm thứ hai, anh đã được làm nhiệm vụ kỹ sư điện thay cho một sinh viên trong nhóm đã tốt nghiệp.
Hoàn cảnh tương tự Kromer, trưởng nhóm David Cooke trước kia đang là sinh viên năm thứ nhất cũng ngẫu nhiên tham gia nhóm. Kỹ sư cao cấp Evan Maley trở thành nhân viên của CAR khi đang là một học sinh PTTH.
Điều kiện quan trọng nhất để gia nhập nhóm không hẳn là IQ mà là tính chủ động, chăm chỉ trong công việc. Mọi thành viên đều làm việc không kể thời gian, khi mệt thì lăn ra ngủ ngay trên sàn nhà. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, họ không đến vũ trường, quán bar mà say sưa thao tác trên máy phay máy tiện hoặc mải mê đo thử các mạch điều khiển… Năm 2008, CAR thiết kế chế tạo thành công chiếc ô tô chạy pin nhiên liệu hydro đạt vận tốc 286 dặm/giờ. Hai năm sau, họ cải tạo mẫu xe này thành một chiếc xe đua chạy điện đạt vận tốc trên 300 dặm/giờ.
Năm 2010, trên đường thử xe Bonneville Speedway ở ngoại ô Wendover (bang Utah), mẫu xe chạy điện mới của nhóm đạt vận tốc hơn 307 dặm/giờ, một kỷ lục dành cho xe điện, và nhóm hy vọng sẽ chế tạo được mẫu xe vượt giới hạn vận tốc 400 dặm/giờ. Tuy nhiên, để làm được điều này, nhóm sẽ phải giải quyết nhiều thách thức. Chẳng hạn, khi chạy với vận tốc gần 400 dặm/giờ, trở lực khí động học tăng theo cấp số nhân; mô tơ quay trục xe đòi hỏi dòng điện cực lớn, phải tăng số ắc-quy trên xe đồng nghĩa việc tăng trọng lượng xe - điều này mâu thuẫn với yêu cầu cần chạy nhanh. Hơn nữa, khi trục xe quay cực nhanh, lực ly tâm có thể làm cho bánh xe bị nứt toác, dẫn đến tai nạn chết người.
Các loại ô tô chạy điện của CAR hoặc dùng ắc-quy thường, hoặc dùng pin nhiên liệu hydro. Xe Buckeye Bullet 1 từng đạt kỷ lục vận tốc gần 315 dặm/giờ (508 km/giờ); thân xe làm bằng sợi carbon, mô tơ điện xoay chiều ba pha có công suất 300 kW; xe dài 9,4 m, nặng 1.814 kg. Buckeye Bullet2 chạy bằng pin nhiên liệu hydro, tháng 10/2007 đạt kỷ lục hơn 223 dặm/giờ (hơn 359 km/giờ); năm 2008 đạt kỷ lục hơn 286 dặm/giờ (hơn 461 km/giờ); năm 2009 đạt kỷ lục hơn 303 dặm/giờ (hơn 487 km/giờ).
R.J. Kromer là một thí dụ. Hồi học năm thứ nhất Đại học Bang Ohio, một hôm khi đang đến trường dự giờ toán, anh chợt bị thu hút bởi tấm biển quảng cáo của một nhóm các nhà kỹ thuật trẻ thiết kế loại ô tô chạy pin nhiên liệu. Kromer lập tức nộp đơn tham gia nhóm này. Ngay sau đó, anh được mời tới Trung tâm nghiên cứu ô tô (Center for Automotive Research, CAR) của nhà trường. Phần lớn nhóm tác giả của mấy loại xe đua chạy bằng nhiên liệu thay thế (alternative-fuel race cars) xê-ri Buckeye Bullet từng lập kỷ lục thế giới đều là những chàng sinh viên mặt búng ra sữa.
Phẩm chất đầu tiên Kromer được kiểm tra là tinh thần phụng sự công việc. Mấy tháng đầu, Kromer chỉ lo thu dọn phòng làm việc, xếp sắp dụng cụ thiết bị, quét dọn nhà xưởng, lau chùi máy móc. Trong quá trình đó, anh mầy mò, học hỏi các bạn cũ, nhờ họ hướng dẫn tìm hiểu các mạch điện, hệ thống điều khiển và nhiều thứ khác. Một thời gian sau, Kromer thấy những thứ mình học được ở đây còn nhiều hơn ở nhà trường. Đến năm thứ hai, anh đã được làm nhiệm vụ kỹ sư điện thay cho một sinh viên trong nhóm đã tốt nghiệp.
Hoàn cảnh tương tự Kromer, trưởng nhóm David Cooke trước kia đang là sinh viên năm thứ nhất cũng ngẫu nhiên tham gia nhóm. Kỹ sư cao cấp Evan Maley trở thành nhân viên của CAR khi đang là một học sinh PTTH.
Điều kiện quan trọng nhất để gia nhập nhóm không hẳn là IQ mà là tính chủ động, chăm chỉ trong công việc. Mọi thành viên đều làm việc không kể thời gian, khi mệt thì lăn ra ngủ ngay trên sàn nhà. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, họ không đến vũ trường, quán bar mà say sưa thao tác trên máy phay máy tiện hoặc mải mê đo thử các mạch điều khiển… Năm 2008, CAR thiết kế chế tạo thành công chiếc ô tô chạy pin nhiên liệu hydro đạt vận tốc 286 dặm/giờ. Hai năm sau, họ cải tạo mẫu xe này thành một chiếc xe đua chạy điện đạt vận tốc trên 300 dặm/giờ.
Năm 2010, trên đường thử xe Bonneville Speedway ở ngoại ô Wendover (bang Utah), mẫu xe chạy điện mới của nhóm đạt vận tốc hơn 307 dặm/giờ, một kỷ lục dành cho xe điện, và nhóm hy vọng sẽ chế tạo được mẫu xe vượt giới hạn vận tốc 400 dặm/giờ. Tuy nhiên, để làm được điều này, nhóm sẽ phải giải quyết nhiều thách thức. Chẳng hạn, khi chạy với vận tốc gần 400 dặm/giờ, trở lực khí động học tăng theo cấp số nhân; mô tơ quay trục xe đòi hỏi dòng điện cực lớn, phải tăng số ắc-quy trên xe đồng nghĩa việc tăng trọng lượng xe - điều này mâu thuẫn với yêu cầu cần chạy nhanh. Hơn nữa, khi trục xe quay cực nhanh, lực ly tâm có thể làm cho bánh xe bị nứt toác, dẫn đến tai nạn chết người.
Các loại ô tô chạy điện của CAR hoặc dùng ắc-quy thường, hoặc dùng pin nhiên liệu hydro. Xe Buckeye Bullet 1 từng đạt kỷ lục vận tốc gần 315 dặm/giờ (508 km/giờ); thân xe làm bằng sợi carbon, mô tơ điện xoay chiều ba pha có công suất 300 kW; xe dài 9,4 m, nặng 1.814 kg. Buckeye Bullet2 chạy bằng pin nhiên liệu hydro, tháng 10/2007 đạt kỷ lục hơn 223 dặm/giờ (hơn 359 km/giờ); năm 2008 đạt kỷ lục hơn 286 dặm/giờ (hơn 461 km/giờ); năm 2009 đạt kỷ lục hơn 303 dặm/giờ (hơn 487 km/giờ).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét