Ebus dai cuong

Ebus dai cuong

Thầy thuốc chế tạo ôtô điện

Thay thuoc che tao oto dien
Kỹ sư Đặng Thế Minh (người ngồi lái) và nhóm chế tạo trên chiếc minibus sắp xuất xưởng.
- Tốt nghiệp khoa cơ khí chế tạo ĐH Bách khoa HN, lại có 8 năm hoạt động trong ngành y dược vậy nên người ta quen gọi kỹ sư Đặng Thế Minh là thầy thuốc. Một lần đi Trung Quốc, nhìn những chiếc minibus điện chạy trên các con phố hẹp, anh chợt loé lên ý tưởng chế tạo một chiếc ôtô điện mang thương hiệu Việt Nam...
Rời Trung Quốc về nước, Đặng Thế Minh tình cờ bắt gặp những chiếc xe Minibus điện đó đang chạy thử tại Lào Cai. Niềm ao ước tự chế tạo một chiếc ô tô như thế tiếp tục thôi thúc chàng kỹ sư trẻ. Anh cho rằng: “Xe buýt Việt Nam to và cồng kềnh quá, không thích hợp với những đoạn đường nhỏ, hẹp. Mật độ sử dụng xe máy dày đặc gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Nếu chế tạo được minibus chạy bằng năng lượng điện như ở nước ngoài thì sẽ là một biện pháp hỗ trợ hợp lý cho xe buýt. Minibus sẽ làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách từ các ngõ nghách nhỏ tới các điểm đỗ của xe buýt lớn...”.
Từ hôm nay, giá xăng dầu tăng thêm 200-400 đồng/lít
Thay thuoc che tao oto dienThay thuoc che tao oto dien
Tính từ 0 giờ ngày 22/2, xăng dầu bán lẻ đồng loạt được niêm yết theo giá mới. Xăng RON 92: 6.000 đồng/lít, RON 90: 5.800 đồng lít, RON 83: 5.600 đồng/lít, diezel 0,5% S: 4.650 đồng/lít, dầu hoả: 4.600 đồng/lít... So với trước, giá các mặt hàng xăng dầu đã tăng 200-400 đồng/lít.
Theo kỹ sư Minh, trung bình một chiếc xe buýt chạy 100km hết khoảng 16 - 18 lít xăng tương đương với gần 100.000 đồng nhưng khi áp dụng xe chạy bằng năng lượng điện chỉ mất 15 kwh, khoảng 12.000 đồng.

Ngay từ buổi đầu bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo thử ôtô điện đã có vô vàn khó khăn đến với Đặng Thế Minh. Việc mua được một chiếc xe làm mẫu nghiên cứu không phải dễ dàng. Bốn lần sang Trung Quốc hỏi mua thì cả bốn lần anh ra về với bàn tay trắng. Nhưng dù sao sau những chuyến đi như thế, anh tiếp thu được khá nhiều kiến thức, kinh nghiệm chế tạo xe điện tại các nhà máy nước bạn. Sau này, nhờ một người bạn giới thiệu mà anh được UBND tỉnh Lào Cai nhượng lại một chiếc với giá hơn 100 triệu đồng. Khó khăn vẫn chưa hết. Số vốn ban đầu bằng tiền mặt của anh chỉ có khoảng 200 triệu đồng, quá ít ỏi để đầu tư cho một công trình như thế.

Bán nhà để theo đuổi ước mơ
Để có tiền tiếp tục nghiên cứu chế tạo, anh buộc phải bán căn nhà số 1 - phố Đồng Xuân và chuyển ra sống trong căn gác nhỏ ở 107 - đường Giải Phóng (Hà Nội). Bạn bè nhiều người không tin rằng anh có thể chế tạo thành công ôtô điện. Có người còn cho rằng, anh là kẻ liều lĩnh thậm chí điên rồ khi không nhà, không xưởng, tiền vốn chẳng có bao nhiêu mà lại đòi làm ôtô. May mắn, anh nhận được sự ủng hộ lớn từ phía gia đình, đồng nghiệp. Người bạn thân của anh từ khi còn ở chiến trường đã cho anh mượn một xưởng sản xuất đủ để phục vụ công việc nghiên cứu chế tạo tại 52 Ngọc Lâm (Gia Lâm - Hà Nội).
Cấm xe máy ngoại tỉnh hoạt động ở Hà Nội: Viển vông!
Thay thuoc che tao oto dienThay thuoc che tao oto dien
\'\'Chúng tôi chỉ mới nhận được đề xuất, thành phố chưa có ý kiến gì, chưa quyết định thì báo chí không nên đưa!\'\'- Đây là ý kiến của Phó Chủ tịch Hà Nội Đỗ Hoàng Ân trước thông tin về chuyện cấm xe máy ngoại tỉnh hoạt động thường kỳ ở Hà Nội.
Một chiếc ôtô do nhà nước cấp vốn chế tạo, việc mua phụ tùng lắp ráp tương đối đơn giản nhưng đối với một cá nhân tự chế tạo thì đó lại là một cản trở rất lớn. Thị trường Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu nên Đặng Thế Minh phải đi hết các cơ quan này đến xí nghiệp khác để tìm kiếm, mua hàng. Thậm chí, có khi anh phải tự mình chế tạo một số bộ phận như: cần gạt số, vỏ nhựa... Lúc tháo tung chiếc xe mẫu để nghiên cứu, Đặng Thế Minh và cả nhóm chế tạo giật mình khi thấy có quá nhiều chi tiết máy móc phức tạp. Việc nghiên cứu chế tạo lại cần bí mật nên có lúc anh và các đồng nghiệp phải ngồi lì trong nhà xưởng suốt mấy ngày ròng rã. Cả nhóm chỉ cười và bảo nhau rằng: “Dù sống, dù chết cũng phải hoàn thành cho được ý tưởng”.

Thương hiệu ôtô điện Việt Nam?

Cuối cùng thì ý tưởng của Đặng Thế Minh cũng đã thành hiện thực. Chỉ cần hoàn tất khâu mỹ thuật là chiếc Minibus với 11 chỗ ngồi với chiều dài 4,2 m, rộng 1,4 m trọng lượng 800kg của anh sẽ được xuất xưởng. Chàng kỹ sư này luôn tự tin vào sản phẩm 100% nội địa hoá của mình. Anh quả quyết: “Nếu sản xuất theo dây chuyền thì ôtô điện của anh sẽ bền, đẹp và giá thành chắc chắn rẻ hơn ôtô Trung Quốc”.

Việc đặt tên cho sản phẩm cũng là một điều mà Đặng Thế Minh và cả nhóm chế tạo trăn trở. Trên thị trường Việt Nam có rất nhiều mặt hàng nội địa được đeo bên ngoài những cái mác “Tây hoá”. Đặng Thế Minh cho rằng: “Đã là sản phẩm Việt Nam tại sao lại không mang tên Việt Nam”. Vì thế, cái tên nghe thật giản dị “Ôtô điện Việt Nam” ra đời.

Khi được hỏi anh dự định bán những chiếc xe này với giá bao nhiêu, chàng kỹ sư trẻ chỉ mỉm cười trả lời: “Tôi làm vì ý tưởng chứ không phải vì tiền. Nếu vì tiền, tôi đã không thể làm nổi rồi. Có thể, tôi sẽ đưa xe minibus vào việc phục vụ từ thiện”.
  • Lê Tân - Văn An
Việt Báo (Theo_VietNamNet)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top